Có vẻ như chúng tôi không tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ việc tìm kiếm có thể giúp ích.
Sinh Học Lớp 10
Chưa bao giờ Sinh học lại phát triển mạnh mẽ như những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. Kiến thức sinh học đang bùng nổ ở tất cả các cấp độ từ phân tử cho đến hệ sinh thái. Làm thế nào để học sinh có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhưng hiện đại của Sinh học để phục vụ thiết thực cho cuộc sống trong khoảng thời gian rất hạn chế của chương trình Sinh học cấp THPT?
Để góp phần giải quyết vấn đề này, sách giáo khoa Sinh học 10 được biên soạn theo hướng đổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy học thể hiện qua các mặt sau:
Về mặt sư phạm:Các bài học được viết cho thời gian một tiết học và thường được bắt đầu bằng việc nêu ra các khái niệm mới, sau đó, học sinh vận dụng trả lời các câu hỏi. Có thể, bài học được bắt đầu bằng một vài câu hỏi hay tình huống nhằm giúp học sinh thể hiện sự hiểu biết về vấn đề sẽ được trình bày trong bài. Sau đó, với kiến thức mới, học sinh có thể tự mình hoàn thiện cách lí giải hoặc đưa ra câu trả lời cho vấn đề đã nêu. Việc nêu các vấn đề cho học sinh thảo luận trước khi giới thiệu kiến thức mới không phải chỉ nhằm tìm kiếm câu trả lời đúng của học sinh mà cái chính là phát hiện các ý tưởng, khả năng lập luận logic, những “lỗ hổng” về kiến thức và kĩ năng ở học sinh để giáo viên có biện pháp sửa chữa kịp thời. Các kí hiệu tam giác (∇) là các câu hỏi hoặc các vấn đề được nêu trong bài giúp học sinh dừng lại khi đọc hoặc trao đổi với nhau nhằm vận dụng kiến thức hoặc hiểu chính xác các khái niệm. Nếu không tự trả lời được, học sinh có thể nhờ sự trợ giúp của giáo viên. Thông qua các hoạt động này, học sinh sẽ được rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, khả năng làm việc tập thể, khả năng suy luận và khái quát hoá… Cuối mỗi bài học có khung tóm tắt nội dung bài học để học sinh học được cách thức chọn lọc kiến thức trọng tâm và tóm lược nội dung bài học.
Để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống và ghi nhớ tốt hơn, nội dung sách được trình bày theo hướng tích hợp giữa các phần với nhau cũng như với kiến thức các môn học khác ở những chỗ thích hợp. Những câu hỏi nêu ra trong bài đòi hỏi học sinh phải liên hệ giữa kiến thức mới với kiến thức đã học.
Ngoài ra, trong sách còn có mục “Em có biết” để học sinh biết thêm các thông tin lí thú và hấp dẫn, biết thêm các thành tựu mới nhất của Sinh học.
Về nội dung: Chương trình Sinh học 10 gồm có 3 phần: Phần một – Giới thiệu chung về thế giới sống, Phần hai – Sinh học tế bào và Phần ba – Sinh học vi sinh vật.
Phần một giới thiệu khái quát các cấp tổ chức sống trong sinh giới từ thấp đến cao và những đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. Qua đó, học sinh có thể hình dung được toàn bộ chương trình sẽ học và hình thành phương pháp học hợp lí đối với môn Sinh học.
Phần hai được bắt đầu bằng việc giới thiệu về thành phần hoá học và cấu trúc của tế bào (chương I và II), tiếp đến là sự chuyển hoá vật chất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào (chương III) và cuối cùng là sự phân chia tế bào (chương IV).
Phần ba giới thiệu các quá trình sinh học cơ bản đặc trưng ở cấp cơ thể, nhưng dành riêng cho những sinh vật có kích thước nhỏ bé mà chủ yếu là vi khuẩn, vi nấm cùng những ứng dụng của chúng (chương I, II). Ngoài ra, phần ba còn giới thiệu về virut, tuy chúng chưa được xem là một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh (vì chưa có cấu tạo tế bào), nhưng có vai trò đặc biệt trong thế giới sống nói chung và đối với con người nói riêng (chương III).
Về hình thức: Sách Sinh học 10 chú trọng tăng kênh hình minh hoạ và là nguồn cung cấp kiến thức nhằm giúp các em lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Về đánh giá: Các câu hỏi nêu trong bài cũng như ở mục Câu hỏi và bài tập không chỉ dừng lại ở việc đánh giá khả năng nhớ và hiểu bài của học sinh mà còn đánh giá khả năng vận dụng, liên hệ và tổng hợp kiến thức của học sinh.
Các tác giả đã dành nhiều công sức để biên soạn, song có thể sách Sinh học 10 vẫn còn có một số khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.
Phần I: Giới Thiệu Chung Về Thế Giới Sống
Bài 1: Các Cấp Tổ Chức Của Thế Giới Sống
Phần II: Sinh Học Tế Bào
Chương I: Thành Phần Hóa Học Của Tế Bào
Bài 3: Các Nguyên Tố Hóa Học Và Nước
Chương II: Cấu Trúc Của Tế Bào
Bài 9: Tế Bào Nhân Thực (Tiếp Theo)
Bài 10: Tế Bào Nhân Thực (Tiếp Theo)
Bài 11: Vận Chuyển Các Chất Qua Màng Sinh Chất
Bài 12: Thực Hành: Thí Nghiệm Co Và Phản Co Nguyên Sinh
Chương III: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng Trong Tế Bào
Bài 13: Khái Quát Về Năng Lượng Và Chuyển Hóa Vật Chất
Bài 14: Enzim Và Vai Trò Của Enzim Trong Quá Trình Chuyển Hóa Vật Chất
Bài 15: Thực Hành: Một Số Thí Nghiệm Về Enzim
Chương IV: Phân Bào
Bài 18: Chu Kì Tế Bào Và Quá Trình Nguyên Phân
Bài 20: Thực Hành: Quan Sát Các Kì Của Nguyên Phân Trên Tiêu Bản Rễ Hành
Bài 21: Ôn Tập Phần Sinh Học Tế Bào
Phần III: Sinh Học Vi Sinh Vật
Chương I: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng Ở Vi Sinh Vật
Bài 22: Dinh Dưỡng, Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng Ở Vi Sinh Vật
Bài 23: Quá Trình Tổng Hợp Và Phân Giải Các Chất Ở Vi Sinh Vật
Bài 24: Thực Hành: Lên Men Êtilic Và Lactic
Chương II: Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Vi Sinh Vật
Bài 25: Sinh Trưởng Của Vi Sinh Vật
Bài 26: Sinh Sản Của Vi Sinh Vật
Bài 27: Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sinh Trưởng Của Sinh Vật
Bài 28: Thực Hành: Quan Sát Một Số Vi Sinh Vật
Chương III: Virut Và Bệnh Truyền Nhiễm
Bài 29: Cấu Trúc Các Loại Virut
Bài 30: Sự Nhân Lên Của Virut Trong Tế Bào Chủ
Bài 31: Virut Gây Bệnh, Ứng Dụng Của Virut Trong Thực Tiễn