Chương II: Đa Giác. Diện Tích Đa Giác – Hình Học Lớp 8 – Tập 1
Bài 1: Đa Giác. Đa Giác Đều
Kiến thức bài 1 đa giác. đa giác đều chương 2 toán hình học lớp 8 tập 1 giúp các bạn nắm được khái niệm, đa giác lồi, đa giác đều. Biết cách tính tổng số đo các góc của một tam giác. Cùng với đó giúp rèn luyện kỹ năng vẽ hình và quan sát, xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.
Tóm Tắt Lý Thuyết
1. Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng mà bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của đa giác đó. Từ nay, khi nói đến đa giác mà không chí thích gì thêm ta hiểu đó là đa giác lồi.
Đa giác có n đỉnh (n ≥ 3) được gọi là hình n – giác hay n – cạnh..
Với n = 3 gọi là tam giác, n = 4 gọi là tứ giác
n = 5 gọi là ngủ giác, n = 6 gọi là lục giác
2. Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
3. Một số kết quả
– Tổng các góc của đa giác n cạnh bằng \((n – 2).180^0\)
– Mỗi góc của đa giác đều n cạnh bằng \(\frac{(n – 2).180^0}{n}\)
– Tổng các đường chéo của đa giác n bằng cạnh \(\frac{n.(n – 3)}{2}\)
+ Tổng các góc ngoài của đa giác n cạnh (n > 2) là \(360^0\) (tại mỗi đỉnh chỉ chọn một góc ngoài)
– Trong một đa giác đều, giao điểm O của hai đường phân giác của hai góc kề một cạnh là tâm của đa giác đều. Tâm O cách đều các đỉnh, cách đều các cạnh của đa giác đều. Có một đường tròn tâm O đi qua các đỉnh của đa giác đều gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác đều.
Các Bài Tập & Lời Giải Bài Tập SGK Bài 1 Đa Giác. Đa Giác Đều
Hướng dẫn giải bài tập sgk bài 1 đa giác. đa giác đều chương 2 toán hình học lớp 8 tập 1. Bài học sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi tam giác, tứ giác được gọi chung là gì?
Bài Tập 1 Trang 115 SGK Hình Học Lớp 8 – Tập 1
Hãy vẽ một lục giác lồi. Hãy nêu cách nhận biết một lục giác lồi.
Bài Tập 2 Trang 115 SGK Hình Học Lớp 8 – Tập 1
Cho ví dụ về đa giác không đều trong mỗi trường hợp sau:
a. Có tất cả các cạnh bằng nhau;
b. Có tất cả các góc bằng nhau.
Bài Tập 3 Trang 115 SGK Hình Học Lớp 8 – Tập 1
Cho hình thoi ABCD có góc \(\widehat{A} = 60^0\). Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng đa giác EBFGDH là lục giác đều.
Bài Tập 4 Trang 115 SGK Hình Học Lớp 8 – Tập 1
Điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng.
![]() |
![]() |
![]() |
Đa giác n cạnh | |
Số cạnh | 4 | |||
Số đường chéo xất phát từ 1 đỉnh | 2 | |||
Số tam giác được tạo thành | 4 | |||
Tổng số đo các gốc của tam giác | \(\)\(4.180^0 = 720^0\) |
Bài Tập 5 Trang 115 SGK Hình Học Lớp 8 – Tập 1
Tính số đo mỗi góc của ngũ giác đều, lục giác đều, n- giác đều.
Vừa rồi là kiến thức nội dung bài 1 đa giác. đa giác đều chương 2 toán lớp 8 tập 1. Bài học giúp bạn trả lời câu hỏi tam giác, tứ giác được gọi chung là gì? Bạn thấy nội dung bài học này thế nào? để lại ý kiến đóng góp ngay bên dưới nhé.
Trả lời