Chương II: Cảm Hứng – Sinh Học Lớp 11
Bài 25: Thực Hành: Hướng Động
Nội dung Bài 25: Thực Hành: Hướng Động thuộc Chương II: Cảm Hứng môn Sinh Học Lớp 11. Mục tiêu bài thực hành gồm: Phân biệt được các hướng động chính: hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa. Hướng dẫn học sinh biết cách bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và viết bào cáo. Quan sát, phân tích các hiện tượng hướng động của thực vật ở vườn trường và ở nhà. Về kỹ, khảo sát thực tế thiên nhiên các hiện tượng hướng động. Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thực hành, nghiên cứu khoa học. Mời các bạn theo dõi ngay dưới đây.
I. Mục Tiêu
Học xong bài này, học sinh phải thực hiện được thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây.
II. Chuẩn Bị
Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm 5-6 học sinh.
1. Dụng cụ
2 đĩa đáy sâu; 1 chuông thuỷ tinh hay nhựa, trong suốt; 1 nút cao su (hoặc xốp, gỗ) có đường kính 5 – 6 cm, mềm đủ để cắm được kim (hình 25); 2 ghim nhỏ; 1 panh gắp hạt; 1 dao lam hoặc 1 kéo; 1 giấy lọc.

2. Mẫu vật
Hạt đậu (hoặc ngô, lúa) mới nhú mầm.
III. Nội Dung Và Cách Tiến Hành
Chọn các hạt đã có rễ mầm mọc thẳng, dùng ghim cắm xuyên 2 hạt vừa chọn vào nút cao su. Cho rễ mầm ở thế nằm ngang hướng ra mép của nút cao su (hình 25). Sau đó, cắt bỏ tận cùng của rễ ở một hạt. Đặt nút cao su trên lên đáy của địa đã có nước. Dùng giấy lọc phủ lên cây mầm, hai đầu của giấy lọc nhúng vào nước ở trong đĩa để cây mầm không bị khô. Úp lên đĩa và nút đã ghim cây mầm bằng chuông thuỷ tinh, rồi đặt vào trong buồng tối. Sau 1 – 2 ngày, quan sát sự vận động của rễ ở cây mầm còn nguyên rễ và cây mầm đã bị cắt đỉnh rễ. Học sinh rút ra nhận xét về sự vận động của rễ cây mầm và vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực ở cây mâm.
IV. Thu Hoạch
– Học sinh làm tường trình về quá trình thí nghiệm.
– Từng nhóm học sinh báo cáo trước lớp về kết quả của thí nghiệm và rút ra nhận xét về sự vận động hướng trọng lực của rễ cây.
Báo Cáo Thực Hành
1. Chuẩn bị
a. Dụng cụ:
- 2 đĩa sâu.
- 1 chuông thủy tinh (hoặc nhựa) trong suốt.
- 1 nút cao su (hoặc gỗ, xốp) đường kính 5- 6cm .
- 2 ghim nhỏ.
- 1 panh gắp hạt.
- 1 dao lam (hoặc kéo) .
- 1 giấy lọc.
b. Mẫu vật
Hạt đậu (hoặc lúa, ngô) mới nhú mầm.
2. Tiến trình
- Cho nước vào đĩa đáy sâu.
- Chọn 2 hạt đã có rễ mầm mọc thẳng, dùng ghim cắm xuyên hạt vào nút cao su.
- Cắt bỏ tận cùng (đỉnh rễ) của 1 rễ mầm.
- Đặt nút cao su vào đĩa, phủ giấy lọc lên hạt mầm (2 đầu giấy lọc nhúng xuống nước).
- Úp chuông thủy tinh lên đĩa, đặt vào buồng tối 1-2 ngày.
- Quan sát sự vận động của rễ mầm ở cả hai hạt mầm.
3. Kết quả
– Rễ cây còn đỉnh rễ uốn cong xuống phía dưới.
– Rễ cây không còn đỉnh rễ không uốn cong xuống dưới như rễ cây còn nguyên đỉnh rễ.
4. Nhận xét, kết luận
– Rễ cây chịu tác động của trọng lực.
– Đỉnh rễ là vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực.
1. Tóm tắt lý thuyết
Ôn kiến thức các bài
- Hướng động Sinh học 11
- Ứng động Sinh học 11
Chuẩn bị dụng cụ
Thí nghiệm | Hướng đất | Hướng sáng | Hướng nước | Hướng hóa | |
Chuẩn bị | Nguyên liệu | Hạt đậu đã nảy mầm. Đất, bông. |
Hạt đậu đã nảy mầm. Đất, bìa giấy. |
Hạt đậu đã nảy mầm. Mạt mùn cưa. |
Hạt đậu đã nảy mầm. Đất. |
Dụng cụ | Cốc trồng cây. Dây buộc. Ống nhựa đường kính 1-1,5cm, hoặc vỏ bút. |
Cốc trồng cây. Túi bóng màu đen. Chai nước uống lavi (0,5l) |
Khay lưới thép lỗ nhỏ hình chữ nhật. Dây buộc. |
1 chai khoáng. | |
Hóa chất | Nước tưới. | Nước tưới. | Nước tưới. | Nước tưới. Phân đạm NPK. |
2. Quy trình thực hành
a. Thí nghiệm hướng đất
Thí nghiệm treo ngược cốc trồng cây:
– Đục 2 lỗ ở tâm đáy cốc.
– Dùng 1 sợi dây luồn qua 2 lỗ và buộc lại.
– Cho đất vào cốc nén chặt.
– Trồng vào giữa cốc 2-3 cây đậu đang nảy mầm.
– Treo ngược cốc lên.

Thí nghiệm cho hạt nảy màm trong ống:
– Cắt một đoạn ống dài 2cm.
– Cuộn bông ướt quanh một hạt đậu đang nảy ầm và cho nằm ngang.
– Cho vào giữa ống.
– Để ống ở nơi ẩm.

b. Thí nghiệm hướng sáng
– Trồng 2-3 hạt đậu đang nảy mầm vào cốc đất và tưới ẩm,
– Cắt 2 đầu, lấy phần của chai lavi.
– Cắt các miếng bìa thành 3-4 hình tròn có đường kính bằng chai nước uống lavi và khoét đi 1 góc.
– Dùng băng dính đính các mảnh bìa vào bên trong lòng đoạn đoạn chai lavi với khoảng cách đều nhau và có lỗ khoét so le.
– Dùng túi bóng đen cuộn tròn thành một cái bao vừa chai lavi không đáy.
– Chụp đoạn chai lavi vào cốc trồng cây hạt đậu.
– Chụp túi bóng đen vào.

c. Thí nghiệm hướng nước

– Trải một lớp giấy ăn vào trong khay.
– Cho mùn cưa và dải đều.
– Cho một số hạt đậu đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới ẩm ở phía đối diện.
– Treo khay nghiêng 1 góc \(\)\(45^0\), sao cho phía các hạt đậu đang nảy mầm ở phía trên khay.
d. Thí nghiệm hướng hóa
– Tạo cốc trồng cây:
- Cắt lấy phần giữa của chai lavi.
- Nắn, thiết kế thành một hình hộp chữ nhật dẹt, không có nắp (10x12x1cm)
– Cho phân NPK vào trong một miếng túi bóng nhỏ, châm thủng nhiều lỗ.
– Đặt túi phân NPK ở một góc của đáy cốc.
– Cho đất đầy cốc.
– Tròng một hạt đậu nảy mầm vào giữa hoặc ở phía đối diện so với phân NPK.
– Tưới ẩm.

3. Báo cáo kết quả thực hành
Mẫu báo cáo:
Họ và tên:…………………….
Lớp:…………………….
Chỉ tiêu đánh giá | Kết quả đánh giá | Người đánh giá | ||
Tốt | Đạt | Không đạt | ||
Thực hiện quy trình | ||||
Kết quả thực hành |
Ở trên là nội dung Bài 25: Thực Hành: Hướng Động thuộc Chương II: Cảm Hứng môn Sinh Học Lớp 11. Qua các bước tiến hành thí nghiệm về các tính hướng động của cây nhằm củng cố kiến thức về các kiểu hướng động ở thực vật và giúp các bạn quan sát và nhận biết các kiểu hướng động trong thực tế. Chúc các bạ học tốt Sinh Học Lớp 11.
Bài Tập Liên Quan:
- Bài 33: Thực Hành: Xem Phim Về Tập Tính Của Động Vật
- Bài 32: Tập Tính Của Động Vật (Tiếp Theo)
- Bài 31: Tập Tính Của Động Vật
- Bài 30: Truyền Tin Qua Xináp
- Bài 29: Điện Thế Hoạt Động Và Sự Lan Truyền Xung Thần Kinh
- Bài 28: Điện Thế Nghỉ
- Bài 27: Cảm Ứng Ở Động Vật (Tiếp Theo)
- Bài 26: Cảm Ứng Ở Động Vật
- Bài 24: Ứng Động
- Bài 23: Hướng Động
Trả lời