Chương III: Con Người, Dân Số Và Môi Trường – Sinh Học Lớp 9
Bài 55: Ô Nhiễm Môi Trường (Tiếp Theo)
Nội dung Bài 55: Ô Nhiễm Môi Trường (Tiếp Theo) thuộc Chương III: Con Người, Dân Số Và Môi Trường môn Sinh Học Lớp 9. Giúp các bạn nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống. Chỉ ra được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. Mời các bạn theo dõi ngay dưới đây.
Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm như xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm, sử dụng nhiều loại măng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…, xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu… Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
Trách nhiệm của mỗi người là phải hành động để phòng chống nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau.HocTapHay.Com
III. Hạn Chế Ô Nhiễm Môi Trường
– Hạn chế ô nhiễm không khí

– Hạn chế ô nhiễm nguồn nước

– Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật

– Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn

Câu hỏi 1 bài 55 trang 167 SGK sinh học lớp 9: Quan sát các hình trên và liên hệ trong thực tế cuộc sống, sau đó chọn một hoặc một số biện pháp hạn chế ô nhiễm ở cột bên phải (kí hiệu bằng a, b, c…) ứng với mỗi tác dụng ở cột bên trái (kí hiệu 1, 2, 3,….) và ghi vào cột “Ghi kết quả” ở bảng 55.
Tác dụng hạn chế | Ghi kết quả | Biện pháp hạn chế |
1. Ô nhiễm không khí | a) Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. b) Sử dụng năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời) c) Tạo bề lắng và lọc nước thải d) Xây dựng nhà máy xử lí rác e) Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học g) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh h) Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng i) Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây k) Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm môi trường và cách phòng chống l) Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao. m) Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học n) Sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn o) Xây dựng nhà máy, xí nghiệp ở xa khu dân cư… p) Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông. q)……………………….. |
|
2. Ô nhiễm nguồn nước | ||
3. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật. | ||
4. Ô nhiễm do hóa chất thải rắn | ||
5. Ô nhiễm do chất phóng xạ | ||
6. Ô nhiễm do các tác nhân sinh học | ||
7. Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai. | ||
8. Ô nhiễm tiếng ồn |
(* Học sinh có thể đưa ra thêm nhiều biện pháp khác)
Trả lời:
Tác dụng hạn chế | Ghi kết quả | Biện pháp hạn chế |
1. Ô nhiễm không khí | 1- a, b, d, e, g, i, k, l, m, n | a) Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. b) Sử dụng năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời) c) Tạo bề lắng và lọc nước thải d) Xây dựng nhà máy xử lí rác e) Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học g) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh h) Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng i) Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây k) Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm môi trường và cách phòng chống l) Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao. m) Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học n) Sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn o) Xây dựng nhà máy, xí nghiệp ở xa khu dân cư… p) Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông. q)……………………….. |
2. Ô nhiễm nguồn nước | 2- c, d, e, g, i, k, l, m, o | |
3. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật. | 3- g, k, l, n | |
4. Ô nhiễm do hóa chất thải rắn | 4- d, e, g, h, k, l | |
5. Ô nhiễm do chất phóng xạ | 5- g, k, l | |
6. Ô nhiễm do các tác nhân sinh học | 6- c, d, e, g, k, l, m, n | |
7. Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai. | 7- g, k | |
8. Ô nhiễm tiếng ồn | 8- g, i, k, o, p |
Những hiểu biết và ý thức của con người đối với bảo vệ môi trường có vai trò rất lớn trong việc phongg chống ô nhiễm môi trường. Mỗi người đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình.
Câu Hỏi Và Bài Tập
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Bài 55: Ô Nhiễm Môi Trường (Tiếp Theo) thuộc Chương III: Con Người, Dân Số Và Môi Trường môn Sinh Học Lớp 9. Các bài giải có kèm theo phương pháp giải và cách giải khác nhau.
Bài Tập 1 Trang 169 SGK Sinh Học Lớp 9
Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Bài Tập 2 Trang 169 SGK Sinh Học Lớp 9
Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của con người. Theo em phải khác phục ô nhiễm môi trường bằng cách nào?
Tóm Tắt Lý Thuyết
Lý thuyết Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) Sách giáo khoa Sinh học lớp 9 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu có sơ đồ tư duy.
III. Hạn Chế Ô Nhiễm Môi Trường
Hạn chế ô nhiễm | Nguyên nhân ô nhiễm | Biện pháp hạn chế |
Ô nhiễm không khí | Chất thải từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, cháy rừng, đun nấu trong gia đình… | Trồng cây xanh, không chặt phá rừng, sử dụng năng lượng sạch như: gió, mặt trời… |
Ô nhiễm nguồn nước | – Nước thải sinh họa – Nước thải từ các nhà máy |
Xây dựng hệ thống xử lí nước thải thông qua các hệ thống xử nước cơ học, hóa học và sinh học. |
Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật | Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, vứt các vỏ thước trên các ao hồ, kênh rạch… | – Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hạn chế, đúng liều lượng. – Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn – Sử dụng thiên địch để loại trừ sâu hại và cây trồng |
Ô nhiễm do chất thải rắn | – Từ các hoạt động sinh hoạt gia đình, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản… | – Xây dựng các nhà máy xử lí chất thải và tái chế chất thải – Phân loại rác thải – Đốt hoặc chôn lắp rác một cách khoa học. Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học. |
* Ngoài ra kết hợp thực hiện với các biện pháp hạn chế ô nhiễm:
– Đẩy mạng nghiên cứu khoa học để hạn chế thải rác, xử lý chất thải, dự báo và tìm biện pháp phòng tránh thiên tai.
– Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây
– Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống
– Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao
– Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp… ở xa khu dân cư
Câu Hỏi Trắc Nghiệm
Câu 1: Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. Xây dựng công viện cây xanh.
B. Sử dụng nguồn năng lượng gió.
C. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt.
D. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
Câu 2: Để hạn chế ô nhiễm nguồn nước cần có biện pháp gì?
A. Xử lí nước thải từ nhà máy trước khi đổ ra sông.
B. Tuyên truyền, thúc đẩy người dân nâng cao ý thức cộng đồng để chung tay giữ sạch nguồn nước.
C. Xây dựng luật Bảo vệ môi trường nước.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về ô nhiễm tiếng ồn?
A. Ô nhiễm tiếng ồn không thuộc ô nhiễm môi trường.
B. Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật.
C. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay, tàu hỏa.
D. Ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Câu 4: Sử dụng nguồn năng lượng nào không gây hại cho môi trường?
A. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
B. Năng lượng khí đốt, dầu mỏ than đá.
C. Năng lượng hạt nhân nguyên tử.
D. Năng lượng hóa học.
Câu 5: Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn?
A. Xây dựng nhà máy xử lí rác thải.
B. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
C. Cấm xả rác bừa bãi.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 6: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi không mong muốn các tính chất nào của môi trường?
A. Vật lí, hóa học, sinh học.
B. Vật lí, sinh học, toán học.
C. Vật lí, hóa học, toán học.
D. Vật lí, địa lí.
Câu 7: Thuốc trừ sâu và các chất độc hóa học thải ra môi trường có thể làm ảnh hưởng đến các sinh vật trong hệ sinh thái, trong đó nhóm nào có nguy cơ cao nhất?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc I.
B. Sinh vật sản xuất.
C. Sinh vật phân giải.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.
Câu 8: Biện pháp nào sau đây không làm hạn chế ô nhiễm nguồn nước?
A. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
B. Xây dựng các nhà máy lọc nước thải.
C. Ban hành luật bảo vệ nguồn nước.
D. Sử dụng nước lãng phí.
Câu 9: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp nào?
A. Sử dụng phân đạm hóa học.
B. Trồng các cây một năm.
C. Trồng các cây họ Đậu.
D. Trồng các cây lâu năm.
Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là
A. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng \(\)\(CO_2\) qua hô hấp.
B. do bùng nổ dân số nên tăng lượng \(CO_2\) qua hô hấp.
C. do chặt phá rừng, đốt rừng làm giảm diện tích rừng.
D. do thảm thực vật có xu hướng tăng hô hấp, giảm quang hợp.
Ở trên là nội dung Bài 55: Ô Nhiễm Môi Trường (Tiếp Theo) thuộc Chương III: Con Người, Dân Số Và Môi Trường môn Sinh Học Lớp 9. Giúp các bạn học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về các hạn chế ô nhiễm môi trường. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh Học Lớp 9 trang 169.
Trả lời