Chương II: Tam Giác – Hình Học Lớp 7 – Tập 1
Bài 9: Thực Hành Ngoài Trời
Nội dung bài 9 bài thực hành ngoài trời chương II hình học lớp 7 tập giúp các bạn biết cách xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được. Ngoài ra, rèn luyện kĩ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng, rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức.
Hỏi: Trên hình 149, không trực tiếp đo được độ dài đoạn thẳng AB thì làm thế nào để biết độ dài của nó?
Trả lời: Kẻ vuông góc sau đó đo chiều dài 3 cạnh.
1. Nhiệm vụ
Cho trước hai cọc A và B trong đó ta nhìn thấy cọc B nhưng không đi được đến B. Hãy tìm cách xác định khoảng cách AB giữa hai chân cọc.
2. Chuẩn bị
Mỗi tổ học sinh chuẩn bị:
– Ba cọc tiêu, mỗi cọc dài khoảng 1,2m
– Một giác kế
– Mộ sợi dây dài khoảng 10m để kiểm tra kết quả
– Một thước đo
3. Hướng dẫn cách làm
– Dùng giác kế vạch đường thẳng xy ⊥ AB = A
– Xác định điểm D sao cho E là trung điểm của AD
– Dùng giác kế vạch tia Dm ⊥ AD
– Bằng cách dóng đường thẳng, chọn điểm C nằm trên tia Dm sao cho B, E, C thẳng hàng.
– Đo dộ dài CD
– Hãy giải thích vì sao CD = AB. Báo cáo kết quả độ dài AB.
Trên là nội dung bài 9 thực hành ngoài trời chương 2 tam giác hình học lớp 7 tập 1. Học sinh biết xác định khoảng cách giữa hai điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
Bài Tập Liên Quan:
- Ôn Tập Chương II: Tam Giác
- Bài 8: Các Trường Hợp Bằng Nhau Của Tam Giác Vuông
- Bài 7: Định Lí Py-ta-go
- Bài 6: Tam Giác Cân
- Bài 5: Trường Hợp Bằng Nhau Thứ Ba Của Tam Giác: Góc – Cạnh – Góc (g.c.g)
- Bài 4: Trường Hợp Bằng Nhau Thứ Hai Của Tam Giác Cạnh – Góc – Cạnh (c.g.c)
- Bài 3: Trường Hợp Thứ Nhất Của Tam Giác Cạnh – Cạnh – Cạnh (c.c.c)
- Bài 2: Hai Tam Giác Bằng Nhau
- Bài 1: Tổng Ba Góc Của Một Tam Giác
Toán 7 tập 1 hình học bài 9
Toán 7 tập 1 hình học bài 9 ( SGK -137 )