Chương VII: Chất Rắn Và Chất Lỏng – Sự Chuyển Thể – Vật Lý Lớp 10
Giải Bài Tập SGK: Bài 37 Các Hiện Tượng Bề Mặt Của Chất Lỏng
Bài Tập 11 Trang 203 SGK Vật Lý Lớp 10
Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44 mm và đường kính trong là 40 mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45 mN. Lực bứt vòng xuyến này ra khỏi bề mặt của glixerin ở \(20^oC\) là 64,3 mN. Tính hệ số căng bề mặt của glixerin ở nhiệt độ này.
Lời Giải Bài Tập 11 Trang 203 SGK Vật Lý Lớp 10
Phương pháp giải:
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó: f = σ.l
Trong đó ta có: σ là hệ số căng bề mặt, đo bằng đơn vị niuton trên mét (N/m). Giá trị σ của phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
Giải chi tiết:
Sức căng mặt ngoài tác dụng lên vòng dây
\(F = F_1 + F_2 = 3,14σ (44.10^{-3} + 40.10^{-3})\)
= \(3,14.84.10^{-3}σ\)
Gọi F’ là lực bứt vòng dây ra khỏi bề mặt glixêrin. Vậy, để kéo được vòng xuyến ra khỏi glixêrin ta phải dùng lực có độ lớn ít nhất bằng tổng hợp lực của hai sức cảng mặt ngoài và trong lượng vòng xuyến.
F’ = F + P ⇒ F’ – P = F
⇒ Hệ số sức căng mặt ngoài của vòng dây.
\(\)\(σ = \frac{(64,3 – 45).10^{-3}}{3,14.84.10^{-3}} = 0,073N/m = 73.10^{-3}N/m\)Hướng dẫn làm bài tập 11 trang 203 sgk vật lý lớp 10 bài 37 các hiện tượng bề mặt của chất lỏng chương VII. Tính hệ số căng bề mặt của glixerin ở nhiệt độ này.
Bài Tập Liên Quan:
- Bài Tập 1 Trang 202 SGK Vật Lý Lớp 10
- Bài Tập 2 Trang 202 SGK Vật Lý Lớp 10
- Bài Tập 3 Trang 202 SGK Vật Lý Lớp 10
- Bài Tập 4 Trang 202 SGK Vật Lý Lớp 10
- Bài Tập 5 Trang 202 SGK Vật Lý Lớp 10
- Bài Tập 6 Trang 202 SGK Vật Lý Lớp 10
- Bài Tập 7 Trang 203 SGK Vật Lý Lớp 10
- Bài Tập 8 Trang 203 SGK Vật Lý Lớp 10
- Bài Tập 9 Trang 203 SGK Vật Lý Lớp 10
- Bài Tập 10 Trang 203 SGK Vật Lý Lớp 10
- Bài Tập 12 Trang 203 SGK Vật Lý Lớp 10
Trả lời