Chương II: Động Lực Học Chất Điểm – Vật Lý Lớp 10
Giải Bài Tập SGK: Bài 11 Lực Hấp Dẫn – Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn
Bài Tập 3 Trang 69 SGK Vật Lý Lớp 10
Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao lại càng giảm?
Lời Giải Bài Tập 3 Trang 69 SGK Vật Lý Lớp 10
Lời giải 1: Vì khi lên càng cao vật càng xa tâm trái đất nên trọng lực giảm dần.
Lời giải 2:
Lực hấp dẫn giữa hai vật: \(\)\(F = G\frac{Mm}{d^2}\)
Trong đó M,m,d là khối lượng và khoảng cách giữa hai vật, G là hằng số hấp dẫn.
Vật có khối lượng m nhỏ hơn nhiều so với trái đất, ta xem lực tác dụng của trái đất lên vật là F = P = mg gọi là trọng lực
* Vật ở gần mặt đất: d = R (bán kính trái đất)
\(P = mg = G.\frac{Mm}{R^2}\) (1)
* Vật ở độ cao h => cách tâm trái đất: d = R+h
\(P’ = mg’ = G.\frac{Mm}{(R+h)^2} (2)\)
Lấy (2) chia (1)
\(\frac{g’}{g} = \frac{R^2}{(R + h)^2}\)
Gia tốc trọng trường tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ vật đến tâm trái đất
Khi h càng lớn (càng lên cao) thì g càng giảm…
P = mg, nên khi g giãm => P giảm
Lời giải 3:
Công thức tính gia tốc trọng trường:
Vật ở độ cao h so với mặt đất:
\(g = G.\frac{M}{(R + h)²}\)
Rõ ràng g tỉ lệ nghịch với h nên càng lên cao h↑ thì g↓
Mà trọng lượng P = mg
Nên g↓ thì P↓
Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập 3 trang 69 sgk vật lý lớp 10 bài 11 Lực hấp dẫn, định luật vạn vật hấp dẫn chương II. Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao lại càng giảm?
Trả lời