Chương 5: Đại Cương Về Kim Loại – Hóa Học 12
Giải Bài Tập SGK: Bài 20: Sự Ăn Mòn Kim Loại
Bài Tập 5 Trang 95 SGK Hóa Học Lớp 12
Cho lá sắt vào
a) Dung dịch \(\)\(H_2SO_4\) loãng.
b) dung dịch \(H_2SO_4\) loãng có thêm vài giọt dung dịch \(CuSO_4\).
Lời Giải Bài Tập 5 Trang 95 SGK Hóa Học 12
Câu a: Cho lá sắt vào dung dịch \(H_2SO_4\) loãng, ban đầu có phản ứng
\(Fe + H_2SO_4 -> FeSO_4 + H_2\)
Xuất hiện bọt khí hidro, say một thời gian bọt khí \(H_2\) sinh ra bám trên bề mặt thanh sắt sẽ ngăn cản không cho thanh sắt tiếp xúc với dung dịch \(H_2SO_4\). Phản ứng dừng lại.
Câu b: Cho một lượng nhỏ dung dịch \(CuSO_4\) có phản ứng
\(CuSO_4 + Fe -> FeSO_4 + Cu\)↓
Cu sinh ra bám trên bề mặt thanh sắt hình thành cặp pin điện hóa Fe – Cu. Lúc này xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa trong dung dịch \(H_2SO_4\) loãng.
Tính khử: Fe mạnh hơn Cu nên Fe đóng vai trò là cực âm. Cu đóng vai trò là cực dương.
Tại cực âm: \(Fe – 2e -> Fe^{2+}\)
Tại cực dương : \(2H^+ + 2e -> H_2\)
Như vậy ta thấy bọt khí \(H_2\) thoát ra ở cực Cu, không ngăn cản Fe phản ứng với \(H_2SO_4\) nên phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn, bọt khí \(H_2\) thoát ra nhiều hơn.
Lời giải bài tập 5 trang 95 sgk hóa học lớp 12 chương 5 bài 20. Bài yêu cầu giải hai câu hỏi a và b ở trên.
Trả lời