Hình Bình Hành

Công thức tính diện tích hình bình hành là $$S = a × h$$, khi đó công thức tính chu vi hình bình hành là $$P = (a + b) × 2$$. Như vậy, bạn có thể tính diện tích hình bình hành và chu vi hình bình hành online với bảng tính trực tuyến của HocVaHoi.Com.

Trong hình học Euclide, hình bình hành là một hình tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau. Nó là một dạng đặc biệt của hình thang. Trong không gian 3 chiều, khối tương đương với hình bình hành là hình khối lục diện.

$$S = ah_a = bh_a$$

$$P = 2.(a + b)$$

$$h_a = b.sinα_1$$

$$h_b = a.sinα_1$$

$$sinα_1 = sinα_2$$

$$α_1 + α_2 = 180^0$$

$$d_{1, 2} = \sqrt{a^2 + b^2 – 2.ab.cosα_{1, 2}}$$

Trong đó:

$$P:$$ chu vi

$$S:$$ diện tích

$$a, b:$$ các cạnh

$$d_{1, 2}:$$ đường chéo

$$h_a:$$ chiều cao trên cạnh a

$$h_b:$$ chiều cao trên cạnh b

Tính Chất Hình Bình Hành

– Các cạnh đối song song và bằng nhau.

– Các góc đối bằng nhau.

– Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

– Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Dấu Hiệu Nhận Biết Hình Bình Hành

Hình Bình Hành Là Một Tứ Giác Đặc Biệt

– Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

– Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.

– Tứ giác có một cặp cạnh đối vừa song song và vừa bằng nhau là hình bình hành.

– Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

– Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.

Hình Bình Hành Là Hình Thang

– Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.

– Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.

Công Thức Tính Diện Tích Hình Bình Hành

Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo). Hoặc là diện tích hình bình hành bằng cạnh đáy nhân với chiều cao.

$$S = a × h$$

Trong đó:

S: Diện tích hình bình hành.

a: Cạnh dáy của hình bình hành.

h: Chiều cao, nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành.

Ví dụ: Cho một hình bình hành ABCD có chiều dài cạnh đáy CD = 10 cm và chiều cao nối từ đỉnh A xuống cạnh CD dài 3 cm. Hỏi diện tích của hình bình hành ABCD là bao nhiêu.

Giải:

Áp dụng theo công thức, cách tính diện tích hình bình hành như sau:

$$S = a × h = 10 × 3 = 30 cm.$$

Vậy diện tích của hình bình hành là 30 cm.

– Muốn tìm độ dài đáy, ta lấy diện tích chia cho chiều cao: $$a = \frac{S}{b}$$

– Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích chia cho chiều dài: $$b = \frac{S}{a}$$

Công Thức Tính Chu Vi Hình Bình Hành

Chu vi của một hình bình hành bằng hai lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ. Nói cách khác, chu vi hình bình hành là tổng độ dài của bốn cạnh.

$$P = (a + b) × 2$$

Trong đó:

P: Chu vi hình bình hành.

a và b: hai cạnh nằm kề nhau của hình bình hành.

Ví dụ: Cho một hình bình hành ABCD có chiều dài 2 cạnh a và b lần lượt là 8 cm và 7 cm. Hỏi chu vi hình bình hành bằng bao nhiêu.

Giải:

Áp dụng theo công thức tính, cách tính chu vi hình bình hành như sau:

$$P = (a + b) × 2 = (8 + 7) × 2 = 15 × 2 = 30 cm.$$

Vậy chu vi của hình bình hành là 30cm.